Tối ưu hiển thị trên các công cụ tìm kiếm là mục tiêu không còn xa lạ gì với những người am hiểu về SEO. Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ SEOer trong việc đo lường và Google Keyword Planner chính là một trong những “cánh tay đắc lực” để hỗ trợ tìm kiếm từ khóa chuẩn SEO.
Vậy công cụ Google Keyword Planner mang lại lợi ích gì? Sử dụng nó trong nghiên cứu từ khóa như thế nào? GiaiphapSEO xin được giải đáp các vấn đề này ở bài viết dưới đây.
Hiểu đúng về công cụ Google Keyword Planner
Khái niệm
Google Keyword Tool chính là công cụ giúp người SEOer xác định được đối tượng mục tiêu mà họ đang tìm kiếm trên các trang công cụ tìm kiếm. Với công cụ này, bạn sẽ tìm được các từ khóa thích hợp nhất cho các chiến dịch truyền thông hay kế hoạch xây dựng nội dung của mình.
Với Keyword Planner bạn có thể dùng nó trong nghiên cứu, phân tích từ khoá về các khía cạnh như lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh của mỗi từ khóa một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó công cụ này còn giúp cho nhà quảng cáo chọn giá thầu, ước tính ngân sách cho chiến dịch quảng cáo Google Search Ads của mình.
Lợi ích quan trọng của công cụ Google Keyword Planner
- Nghiên cứu từ khóa: Nghiên cứu từ khóa giúp tổ chức có thể hiểu được hành vi tìm kiếm của khách hàng. Thông qua công cụ bạn biết được mức độ cạnh tranh của thị trường.
- Dự báo cho tương lai: Các tính năng thông tin, số liệu mà Keyword Planner ghi nhận sẽ dự báo các chỉ số liên quan như lượt click, Impression, CPA, Conversion trong tháng tiếp theo. Từ đó bạn phần nào tiên đoán trước được kế hoạch SEO sản phẩm phải làm của mình sắp tới.
- Gợi ý từ khoá: Đây chính là tính năng mà bất kỳ ai am hiểu về SEO cũng phải công nhận. Công cụ giúp các công ty làm SEO có thể tiết kiệm nhiều thời gian trong việc lựa chọn từ khoá có nghĩa tương tự một cách tiện lợi.
Cách dùng Keyword Planner phân tích từ khóa hiệu quả
Nhập từ khoá cần phân tích vào thanh Search
Đầu tiên bạn cần nhập từ khoá vào thanh công cụ tìm kiếm của của Google Keyword Planner. Số lượng từ khoá tối đa là 10 từ nên hãy nhập các từ khoá càng cụ thể và sát nghĩa với sản phẩm càng tốt.
Một lưu ý nhỏ rằng bạn nên chọn ngôn ngữ tiếng Việt và vị trí. Sẽ có tối đa 10 vị trí được chọn, nó sẽ phụ thuộc vào ngân sách và kế hoạch chiến lược của bạn. Bởi với mỗi vị trí thì giá CPC và lượng tìm kiếm sẽ khác nhau.
Cụ thể như sau:
- Với tùy chọn “Bắt đầu với từ khóa”: Bạn nên nhập những từ và cụm từ mô tả tổ chức của mình ví dụ như “mỹ phẩm” hoặc “thuần chay”. Thao tác này cho phép bạn truy cập cơ sở dữ liệu từ khoá nội bộ của Google cho các ngành khác nhau.
- Với tùy chọn “Bắt đầu với một website”: Tùy chọn này được thiết kế cho người dùng AdWords. Bạn có thể tìm thấy một vài từ khóa với tùy chọn này bằng cách sử dụng trang chủ của website của bạn hoặc lấy một bài viết từ web. Sau đó nhập Get result.
- Với tuỳ chọn “Nhận lưu lượng tìm kiếm và dự đoán keywords”: Tính năng này hữu ích khi bạn đã có một danh sách từ khoá và muốn kiểm tra lượng tìm kiếm của chúng. Sử dụng tính năng này rất đơn giản, bạn chỉ cần sao chép và dán danh sách các từ khoá vào trường tìm kiếm và nhấn bắt đầu.
Lựa chọn từ khóa trên kết quả tìm kiếm Keyword Planner
Google Keyword Planner sẽ cho ra các kết quả sau khi chúng ta tìm kiếm của 12 tháng vừa qua cũng như xuất hiện những từ khóa gợi ý giúp bạn có thể bổ sung vào thanh công cụ tìm kiếm của Keyword Planner.
Bên cạnh đó Keyword Planner còn thể hiện những thông tin quan trọng như: Từ khóa theo mức độ liên quan với nhau, số lượng tìm kiếm trung bình trong các tháng, mức độ cạnh tranh của từ khóa cho việc quảng cáo, đặc biệt là giá thầu CPC ở đầu trang.
Sau khi đã bổ sung đầy đủ các từ khóa liên quan được Google gợi ý, bước tiếp theo là chúng ta sẽ lựa chọn những từ khóa được xem là đúng với sản phẩm mình đang kinh doanh. Sau đó tiến hành đến giao diện “Tổng quan kế hoạch từ khoá” để dễ dàng nghiên cứu và phân tích từ khoá.
Xem những chỉ số do Keyword Planner phân tích và dự đoán cụ thể
Dựa vào bộ từ khoá mà bạn đã chọn, công cụ Google Keyword Planner sẽ đưa cho bạn dự đoán kế hoạch trong 1 tháng tiếp theo. Qua công cụ này bạn có thể nhìn thấy lượt nhấp chuột, tỷ lệ nhấp CTR, CPC trung bình cho mỗi lần nhấp chuột, vị trí trung bình.
Lúc này công cụ còn giúp bạn phân tích về các chỉ số của từ khoá thông minh qua mức độ cạnh tranh của từng khu vực tỉnh thành hay thiết bị mà người dùng truy cập vào các quảng cáo có chứa từ khoá mà bạn đã chọn,
Đưa ra kết luận và quyết định
Sau khi đã phân tích xong từ khoá với công cụ Google Keyword Planner thì bạn nên chọn ra các từ khoá để bạn có thể tối ưu hoá nội dung cho trang web của mình. Thông thường sẽ cần dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Khối lượng tìm kiếm: Khối lượng tìm kiếm trung bình càng cao thì từ khóa đó có thể mang lại cho bạn càng nhiều lưu lượng truy cập.
- Mục tiêu thương mại: Mức cạnh tranh và giá thầu được đề xuất càng cao thì càng dễ chuyển lưu lượng truy cập thành khách hàng mua hàng tiềm năng khi họ truy cập vào trang web của bạn.
- Cạnh tranh SEO: Cần xem xét những trang web đứng đầu trên bảng kết quả và xem cách để đứng được ở vị trí đó.
Một số lưu ý khi chọn từ khóa SEO phù hợp trong Google Keyword Planner
Tại sao phải nghiên cứu từ khoá SEO?
Quá trình nghiên cứu từ khoá SEO sẽ mang lại những lợi ích sau:
- Tìm được toàn bộ từ khóa mà khách hàng tìm kiếm về ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Xác định lượng tìm kiếm tiềm năng của các từ khoá.
- Phân loại từ khóa thành các từ loại khác nhau.
- Đánh giá được độ khó của từ khoá.
- Xác định ý định tìm kiếm đằng sau mỗi truy vấn.
- Xác định rõ số lượng từ khoá sẽ triển khai cho dự án SEO.
- Định hướng được lộ trình triển khai SEO theo bộ từ khoá đã nghiên cứu.
Cách chọn lựa từ khóa SEO phù hợp
Công cụ Google Keyword Planner chỉ phụ giúp chúng ta trong quá trình tìm kiếm từ khóa hợp lý. Nhưng quyết định cuối cùng để chọn các từ khoá SEO sao cho phù hợp với nguồn lực của mình thì cần phải tuân theo một số tiêu chí sau:
- Không bỏ qua từ khoá chuyển đổi: Ưu tiên các từ khoá mang lại chuyển đổi hoặc gần sát với giai đoạn chuyển đổi nhất của khách hàng. Ví dụ như một website bán mỹ phẩm thì chú ý chọn các từ khóa như: Mua mỹ phẩm, mỹ phẩm chất lượng, nơi bán mỹ phẩm uy tín,…
- Xác định rõ khả năng và không ưu tiên chọn từ khó: Những từ khóa có độ cạnh tranh cao sẽ tốn nhiều thời gian và công sức để tối ưu hóa nên hãy chọn cho mình những từ khóa có độ cạnh tranh thấp để làm trước.
- Ưu tiên chọn từ khoá dài: Thông thường các từ khoá dài sẽ được tìm kiếm nhiều hơn từ khoá ngắn, bên cạnh đó từ khoá dài có độ cạnh tranh thấp hơn so với từ khoá ngắn, từ đó dễ mang lại hiệu quả traffic và chuyển đổi sớm cho doanh nghiệp.
- Căn cứ mức độ hấp dẫn của từ khóa: Mức độ hấp dẫn sẽ dựa trên chỉ số sau: A = (Đối thủ cạnh tranh trực tiếp)/(Số lượng tìm kiếm cục bộ hàng tháng). Nếu số lượng tìm kiếm cục bộ nhỏ hơn 1000 thì nên bỏ qua vì quá ít khách. Còn A nhỏ hơn 0.5 thì mức hấp dẫn là tương đối và khi A lớn hơn 2 thì nên bỏ qua.
- Chọn độ dài từ khóa hợp lý: Cụm từ khoá dài từ 4 – 6 ký tự là hợp lý. Bên cạnh đó nên chọn những cụm từ khoá súc tích, bớt rườm rà.
Trên đây là những chia sẻ về công cụ Google Keyword Planner. Hy vọng sau khi đọc bài viết thì các SEOer có thể hiểu hơn về công cụ này và biết cách phân tích từ khóa hiệu quả nhất để có được chiến lược SEO website hiệu quả!
>>> Xem thêm:
- SEO Onpage là gì? Những thành tố SEO Onpage nâng cao mà các SEOer cần nắm
- Rank Math-SEO là gì? Hướng dẫn thiết lập Plugin Rank Math-SEO