Heading là một yếu tố vô cùng quan trọng trong SEO và tối ưu onpage. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết heading là gì, vai trò, tác dụng cũng như cách sử dụng heading một cách hợp lý. Nhằm giúp các bạn hiểu và áp dụng một cách tốt nhất heading, chúng tôi đã tổng hợp và đem tới cho bạn những kiến thức bổ ích sau đây.
Heading là gì?
Heading thực chất chính là từ chỉ tiêu đề của một văn bản. Trong văn bản có nhiều dạng heading được phân cấp từ cao xuống thấp, đi từ luận điểm chính tới luận điểm phụ (tương tự trong viết văn).
Thẻ heading gồm 6 loại cơ bản (H1, H2, H3, H4, H5 và H6). Theo từng thứ tự ưu tiên thì tầm quan trọng của thẻ sẽ giảm dần. Trong bài viết, thẻ H1, H2 và H3 thường được sử dụng nhiều nhất. Đây cũng là 3 loại thẻ được dùng nhiều trong việc tối ưu website, có vai trò nhấn mạnh nội dung của chủ đề được đề cập đến.
Vai trò của thẻ heading là gì?
Việc sử dụng thẻ heading có một vai trò vô cùng trong SEO cũng như tối ưu Onpage. Khi sử dụng thẻ heading trong SEO, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được nội dung của website, đâu là nội dung chính, lớn nhất, đâu là nội dung được triển khai.
Chính vì vậy, trong bài viết cũng không được lạm dụng quá nhiều thẻ H1. Điều này không giúp page của bạn tốt lên mà còn bị đánh giá thấp đi bởi chúng không phân biệt được nội dung triển khai chi tiết.
Đặc biệt, khi đánh dấu các heading, bạn cũng cần điều chỉnh kích cỡ hiển thị các heading trên website sao cho đẹp, phù hợp mà các chức năng của chúng không thay đổi.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng kết hợp anchor text nhằm giúp nhấn mạnh từ khóa tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng cần đặt chúng một cách hợp lý, tự nhiên nhất, tránh tình trạng nhồi nhét khiến bài đọc cảm giác rời rạc và cứng nhắc.
Cách kiểm tra và sử dụng thẻ heading trong SEO hợp lý
Cách kiểm tra
Việc kiểm tra các thẻ heading thường chỉ là công việc của Bot Google. Tuy nhiên ta vẫn có thể tự kiểm tra các thẻ dựa vào các công cụ như SEOQuake hay Web Developer.
Với các công cụ này, bạn có thể kiểm tra được hầu hết các vấn đề của Onpage từ thẻ Alt, link nội bộ, liên kết ngoài, xếp hạng,…
Để bài viết nói riêng và website được đánh giá cao hơn ở các công cụ tìm kiếm thì bạn cần biết cách sử dụng thẻ heading một cách hợp lý.
Cách sử dụng heading hợp lý
Dưới đây là một số hướng dẫn cụ thể về sử dụng thẻ heading bạn có thể tham khảo:
Heading 1:
Thẻ heading 1 là luận điểm lớn, thường là tiêu đề của một bài viết, khái quát chủ đề được nói đến. Trong thẻ heading thường có chứa từ khóa chính nhằm nhấn mạnh và có chức năng chuẩn SEO. Độ dài của thẻ heading thường từ 45 – 70 từ.
Lưu ý: Mỗi bài, page chỉ nên đặt 1 thẻ H1 làm tiêu đề là hợp lý nhất.
Heading 2:
Thẻ H2 thường đóng vai trò mô tả ngắn gọn cho nội dung chính, có chức năng bổ trợ cho thẻ H1. Trong một bài viết, bạn có thể sử dụng nhiều thẻ H2. Tuy nhiên, số lượng thẻ heading 2 hợp lý nhất là từ 2 – 3 thẻ.
Heading 3:
Heading 3 được sử dụng để làm rõ các luận điểm H2 một cách chi tiết hơn. Mỗi H3 có thể là một ý. Trong một bài viết nên sử dụng các thẻ H3 để bài viết thêm chi tiết, cụ thể và được đánh giá cao đối với các công cụ tìm kiếm.
Heading 4:
Nếu bài viết dạng tổng hợp, chia sẻ một cách cụ thể, có nhiều ý được triển khai, bạn có thể sử dụng tới H4, thậm chí là H5. Tuy nhiên, số lượng và mức độ áp dụng các thẻ này không nên quá nhiều để tránh tình trạng rối mắt. Khó xác định được nội dung cốt lõi.
Thông thường, các thẻ H4, H5 thường chỉ dùng để mô tả sản phẩm, dịch vụ có ít liên quan tới những vấn đề chính của bài.
Khi viết bài website, có nhiều code web có thể điều chỉnh theo ý thích, giúp bạn đặt lại các heading một cách chuẩn hơn. Bạn có thể dựa vào đó để đặt các heading cho bài viết của mình.
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ heading là gì
Ngoài những hướng dẫn và phân tích các heading bên trên, khi viết bài seo và đăng website, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Các heading cần có chứa từ khóa chính và phụ. Với các H1, H2 thì bắt buộc phải có từ khóa chính. Các H3 trở xuống, bạn có thể chèn từ khóa phụ hoặc không có. Việc xuất hiện từ khóa trong heading sẽ giúp ích nhiều trong công tác SEO web. Tuy nhiên, bạn nên chèn một cách khéo léo, tự nhiên.
- Không nên sử dụng quá 1 H1 trong bài viết. H1 thường chính là tiêu đề của bài viết.
- Không sử dụng các thẻ heading giống nhau trên site mà hãy đặt một cách độc đáo, khái quát nội dung, tạo sự hấp dẫn với người đọc.
- Không sử dụng cùng một nội dung lặp lại cho nhiều thẻ heading.
- Không dùng các phông chữ khác nhau cho các thẻ, khiến bài viết trở nên rối mắt. Thay vào đó, hãy dùng thẻ heading với mục đích thể hiện được cấu trúc trang cũng như bài viết của bạn rõ ràng nhất.
Trên đây là toàn bộ các thông tin, kiến thức cơ bản về thẻ heading là gì? Các chức năng, vai trò của thẻ heading bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình lên bài viết và tối ưu SEO onpage.