URL là gì? Cách tối ưu URL trong SEO và thiết kế web

url là gì

Với dân chuyên làm SEO hoặc marketing có lẽ đã quá quen thuộc với thuật ngữ URL. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người không biết rằng URL cũng là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp website nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về khái niệm URL là gì, vai trò của URL trong SEO cũng như làm thế nào để tối ưu URL trong SEO và thiết kế web thì hãy cùng Giải pháp SEO tìm kiếm lời giải đáp ngay trong bài viết dưới đây nhé!

URL là gì?

URL là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Uniform Resource Locator”, dịch sang tiếng Việt là tham chiếu tài nguyên Internet (đường dẫn), URL sở hữu khả năng tạo ra siêu liên kết cho các website. Hiểu đơn giản hơn, mỗi tài nguyên khác nhau được lưu trữ trên Internet sẽ được cấp một địa chỉ và địa chỉ này chính là URL. Nói cách khác, URL chính là đường dẫn đến một website cố định trên Internet.

url là gì

Thành phần đầy đủ của URL sẽ bao gồm:

  • Giao thức: http, https, ftp,…
  • Domain (tên miền), ví dụ: “jpwebseo.com”.
  • Cổng giao tiếp: : 80, 8090, 2082, 8090, 443, 7777,…

Ví dụ một đường dẫn đầy đủ: https://jpwebseo.com/dich-vụ-seo/

Cấu trúc của URL

Vào năm 1994, cấu trúc URL đã được xác định bởi Sir Tim Berners-Lee – nhà khoa học máy tính vĩ đại người Anh. Đây cũng là nhà sáng lập ra trình duyệt web đầu tiên trên thế giới.

Cấu trúc của URL bao gồm 2 thành phần chính là Scheme và Authority.

Scheme

Scheme trong URL là ký hiệu phần chữ trước dấu “:” – là một biểu thị giao thức được ứng dụng vào máy chủ, scheme gồm có 3 dạng giao thức chính như sau:

  • Giao thức truyền tải siêu văn bản – HTTP: đây là một dạng biểu thị giao thức cơ bản hỗ trợ xác định tất cả hành động của các trình duyệt và máy chủ web cần thực hiện nhằm đáp lệnh theo yêu cầu.
  • Giao thức an toàn – HTTPS: hoạt động với lớp mã hóa được bảo mật nhằm thực hiện việc truyền tải thông tin an toàn hơn.
  • Cuối cùng là giao thức truyền tệp tin – FTP (File Transfer Protocol): đóng vai trò truyền tải các file qua Internet.

cấu trúc url là gì

Tuy rằng bạn không cần sử dụng Schema để truy cập địa chỉ trên các trình duyệt hiện đại ngày nay nhờ khả năng tự động xác định giao thức phù hợp. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp sẽ yêu cầu bạn phải nhập đầy đủ Schema.

Authority

Authority là phần nằm sau 2 dấu “//” nối tiếp giao thức, bao gồm www (World Wide Web) và domain (tên miền). Chẳng hạn như “www.facebook.com”.

Tầm quan trọng của URL đối với SEO và thiết kế web

Thứ hạng

URL được Google sử dụng nhằm đánh giá tính liên quan giữa một trang web với truy vấn của người dùng. Mặc dù sức mạnh của URL không thể so sánh được với tên miền tổng thể, nhưng nếu bạn sử dụng từ khóa phù hợp trong URL thì đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng để xếp hạng trong SEO.

Xem thêm: Cách kiểm tra thứ hạng từ khóa SEO nhanh chóng

Tăng trải nghiệm người dùng

URL được xây dựng chuẩn sẽ giúp người dùng và cả công cụ tìm kiếm có thể hiểu được nội dung của Landing Page hiệu quả, rõ ràng hơn.

Lưu ý: Google đang dần thay thế URL bằng đường dẫn breadcrumb hoặc tên trang web trong kết quả tìm kiếm nhằm đáp ứng cho người dùng di động.

Liên kết

URL ngắn gọn và dễ nhớ sẽ thành anchor text của bản thân nó khi được trích nguồn và chia sẻ trên các trang mạng xã hội, diễn đàn hay các nền tảng trực tuyến khác. Đây chính là yếu tố cơ bản nhất khi làm SEO Onpage để nâng cao thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. Chính vì thế, bạn sẽ cần thực hiện tối ưu URL cho website một cách chuẩn nhất.

Cách tối ưu URL trong SEO và thiết kế web

Sử dụng tên miền cao cấp nhất

tên miền

Đây là công việc cần được thực hiện ngay từ đầu. Infographic của Search Engine Land cung cấp mọi thông tin cần thiết để tối ưu một URL thân thiện với SEO, trong đó họ đã nhận định về việc nên sử dụng tên miền cấp cao (TLD), nghĩa là bạn nên chọn các tên miền như “.com”, “.org” hoặc “.net” thay vì “.biz”, “.pro” “.tel”,…

Trên thực tế, tên miền TLD không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web, tuy nhiên nó có thể giúp tăng độ tin cậy đến người dùng khi truy cập vào website của bạn. Điều này sẽ có tác dụng tích cực đến quá trình SEO tổng thể.

Chuyển URL động sang URL tĩnh

Không nên sử dụng các ký tự có dấu hoặc ký tự đặc biệt như: “?, #, =, @, %, $…” trong URL. Đây là lỗi xuất hiện khá phổ biến ở nhiều website Việt Nam hiện nay. Nếu bạn chưa tối ưu hóa URL thì đường dẫn sẽ tự động hiển thị nội dung tiếng Việt với những ký tự đặc biệt.

Sẽ rất nguy hiểm nếu Google Index link những URL này bởi thuật toán sẽ khó nhận dạng hoặc nhận định chất lượng URL đó không tốt, cho dù nội dung của bạn có chất lượng như thế nào. Chính vì vậy, bạn nên chuyển URL động sang tĩnh để có thể dễ dàng tối ưu SEO hơn.

HTTPS phải lý tưởng

Bảo mật trực tuyến luôn là một trong những vấn đề được các chủ website quan tâm hàng đầu. Trước thực trạng hacker và trộm cắp dữ liệu gia tăng như hiện nay, người dùng luôn muốn chắc chắn rằng họ đang sử dụng kết nối an toàn. Các doanh nghiệp khi thiết kế website thường được khuyên nên sử dụng HTTPS thay vì HTTP nhằm mã hóa mọi thông tin trên website, đồng thời nâng cao năng bảo mật một cách đáng kể.

giao thức https

Hiểu rõ hơn, HTTPS là chữ viết tắt cụm từ “HyperText Transfer Protocol Secure” – đây là phiên bản bảo mật cao cấp hơn của HTTP. HTTPS sẽ giúp người dùng cảm thấy an tâm hơn khi truy cập trang web, đồng thời cũng trở thành tín hiệu xếp hạng tuyệt vời. Theo Searchmetrics, có đến 45% website mã hóa bằng HTTPS đều nằm trong danh sách top 10 kết quả tìm kiếm. Vì vậy, trong tương lai, chắc chắn HTTPS sẽ trở thành một yếu tố xếp hạng đóng vai trò quan trọng.

Nếu website của bạn vẫn chưa có chứng chỉ SSL, hãy chú ý đến vấn đề này càng sớm càng tốt (xem xét chọn lựa đơn vị cung cấp SSL uy tín). Điều này sẽ càng cần thiết hơn nếu bạn phải thường xuyên cập nhật thông tin tài chính nhạy cảm hoặc xử lý đơn hàng trực tuyến.

URL ngắn gọn

Google hiện đã cập nhật thuật toán tìm kiếm về những từ khóa dài như sau:

  • Chiều dài URL trung bình cho cho Webmaster Tools: 90 ký tự.
  • Chiều dài URL trung bình cho trang web, blog: 76 ký tự.
  • Đối với Gmail, chiều dài URL trung bình là 59 ký tự.

Tốt hơn hết, bạn nên tối ưu URL càng ngắn càng tốt, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thể hiện được chủ đề, nội dung của trang web.

Sử dụng dấu “-” để phân cách từ khóa

Việc phân cách các từ khóa trong URL bằng dấu “-“ sẽ hỗ trợ các bot Google hiểu cấu trúc URL nhanh chóng hơn. Đồng thời, dấu “-“ cũng đóng vai trò như một khoảng trống trong văn bản, giúp tăng nhận diện từ khóa chính và hiển thị chính xác cho người dùng khi truy vấn một từ khóa liên quan đến nội dung trang web của bạn.

Tránh chỉnh sửa URL quá nhiều lần

Sau khi nội dung và trang được Google index thành công, bạn nên hạn chế chỉnh sửa URL quá nhiều, bởi hành động này giống như bạn đang sử dụng một URL mới hoàn toàn, như vậy Google sẽ phải mất thời gian index lại URL đó.

Phải bao gồm từ khóa SEO

URL trang của bạn phải bao gồm từ khóa SEO để Google có thể dễ dàng hiểu được nội dung trang và index nhanh chóng thông 3 yếu tố: URL, Title (thẻ tiêu đề) và Meta Description (mô tả).

Hạn chế lặp lại từ khóa

Với những ai mới bắt đầu làm SEO thì đây là chi tiết bạn rất nên lưu ý. Việc lặp lại từ khóa trong một URL không đem lại lợi ích gì cho quá trình xếp hạng website vì Google sẽ không đánh giá cao hành động “thao túng” này.

lặp lại từ khóa

Hơn nữa, việc trùng lặp từ khóa sẽ khiến nội dung trang web trở thành spam và làm giảm độ tin cậy trong mắt người dùng cũng như các bot tìm kiếm.

Hạn chế điều hướng URL về các thư mục con

Việc lạm dụng subdomain (các đường dẫn đến những thư mục con trên hosting) sẽ khiến cho website bị đánh giá thấp. Vì thế, để tối ưu URL trong SEO và thiết kế web hiệu quả hơn, bạn nên sử dụng subdomain vừa phải và thích hợp.

Kết luận

Hy vọng bài viết chia sẻ khái niệm URL là gì, cách tối ưu URL trong thiết kế trang web và SEO website trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin có giá trị. Mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng những kiến thức trong bài viết này vào công việc thực tế của mình. Chúc bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: Tầm quan trọng của Meta Description